- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Biểu hiện và triệu chứng bệnh giang mai
Biểu hiện và triệu chứng bệnh giang mai
-
Cập nhật lần cuối: 14-09-2018 15:04:08
-
Bệnh giang mai là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay do xoắn khuẩn Treponema pallidum (thường gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Giang mai cùng với một số bệnh lý lây qua đường tình dục khác như lậu, sùi mào gà, HIV-AIDS, chlamydia, mụn rộp sinh dục… được xem là những căn bệnh da liễu nguy hiểm nhất, có thể gặp ở bất kỳ ai.
Bệnh giang mai là gì ?
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai
Bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục mà không dùng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Việc quan hệ tình dục ở đây tính cả các hình thức quan hệ bằng miệng, hậu môn hay qua âm đạo như thông thường. Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua đường máu, do đó việc dùng chung bơm tiêm, nhận truyền máu từ người bệnh, cho 2 vết thương hở tiếp xúc với nhau sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.
Nguyên nhân nao gây ra bệnh giang mai ?
Nguyên nhân khác làm lây nhiễm bệnh giang mai là truyền từ mẹ sang con. Một người phụ nữ mắc bệnh giang mai khi đang mang thai có thể truyền trực tiếp sang cho thai nhi qua tử cung hoặc trong quá trình trở dạ thai nhi tiếp xúc với dịch nhầy, nước ối, máu của người mẹ có chứa khuẩn giang mai. Ngoài ra một người có thể nhiễm khuẩn giang mai khi có các hành động thân mật như ôm, hôn hoặc va chạm gần với người bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội huy hiểm và được chia làm 4 giai đoạn phá triển với nhiều biểu hiện khác nhau :
Giang mai giai đoạn đầu
Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần lễ. Sau thời gian này trên cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét tại nơi tiếp xúc đầu tiên với xoắn khuẩn giang mai như quy đầu, dương vật, trực tràng, hậu môn.
Các tổn thương này có tên gọi khoa học là săng giang mai, đây là những vết loét có đặc điểm là nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, có kích thước trung bình trong khoảng từ 0.3 cm đến 3 cm, màu đỏ. Các săng này không gây đau đớn, không gây ngứa, không có mủ, ở dưới đáy săng có vết thâm, người bệnh bị nổi nhiều hạch hai bên bẹn, sờ vào thấy .cứng nhưng không làm đau đớn.
Giang mai lây qua nhiều con đường khác nhau
Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 3 đến 6 tuần lễ rồi biến mất, lại không gây đau đớn hay nhiều khó chịu cho người bệnh nên phần lớn mọi người đều chủ quan không đi khám, vô tình bỏ qua mất thời điểm chữa bệnh hiệu quả. Thực chất khi này vi khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu của người bệnh và chuẩn bị bước sang giai đoạn tiếp theo.
Giang mai giai đoạn giữa
Sau khi các triệu chứng ở giai đoạn 1 kết thúc từ 4 đến 10 tuần, bệnh giang mai ở nam giới bắt đầu chính thức bước vào thời kỳ thứ 2 với các triệu chứng như trên lưng, tay chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực, mạn sườn, bụng… nổi các nốt ban đối xứng nhau có màu hồng phai hoặc hơi tím, không ngứa, nếu dùng tay ấn vào các nốt ban thì chúng biến mất. Các nốt ban này ngang tầm với bề mặt da, không gây ngứa, không tróc vảy và thường tự mất đi sau khoảng 3 đến 6 tuần tồn tại.
Tuy nhiên một số trường hợp lại có biểu hiện hơi khác biệt ở giai đoạn 2 như sau: Trên cơ thể của người bệnh xuất hiện các mảng sần, các phỏng nước, các vết loét với đủ loại kích thước khác nhau, thường hay mọc đơn lẻ, có thể tróc vảy. Các sẩn rất dễ bị các nhân tố khác cọ xát vào gây chảy nước, dịch. Trong dịch này có chứa xoắn khuẩn giang mai nên những người nào tiếp xúc gần với người bệnh đều có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm khuẩn giang mai.
Quan hệ bằng miệng dễ bị lây nghiễm bệnh giang mai
Những người bị nghiện rượu có thể xuất hiện các mảng sẩn có chứa mủ bên trong, trông giống như bị viêm da.Ngoài ra ở giai đoạn 2 người bệnh còn có một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, cơ thể mệt mỏi, bị sút cân nặng, nổi hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể, đau nhức xương khớp.
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Ở giai đoạn này hầu như người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều nam giới tưởng rằng bệnh đã khỏi nhưng thực chất khi này vi khuẩn giang mai đã đi vào trong máu của người bệnh. Nếu muốn phát hiện bệnh nam giới chỉ có cách đi làm xét nghiệm huyết thanh.
Ở giai đoạn tiềm ẩn bệnh giang mai được chia làm 2 loại là tiềm ẩn sớm (xuất hiện dưới 1 năm sau giai đoạn 2) và tiềm ẩn muộn (xuất hiện sau 1 năm sau giai đoạn 2). Giang mai tiềm ẩn sớm vẫn có thể lây lan rất mạnh nhưng giang mai tiềm ẩn muộn thì hầu như không còn khả năng lây nhiễm nữa.
Giang mai giai đoạn cuối
Thông thường giang mai thời kỳ cuối sẽ xuất hiện từ 3 đến 15 năm sau giai đoạn 1. Ở thời kỳ này bệnh sẽ chia làm 3 loại khác nhau là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và các củ giang mai. Giang mai ở thời kỳ cuối người bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm cho sang những người xung quanh nữa nên mọi người không phải quá lo lắng.
Biểu hiện của từng loại giang mai
Giang mai thần kinh: Thường xuất hiện sau giai đoạn 1 khoảng 4 đến 30 năm. Giang mai thần kinh gây ra các hiện tượng như suy nhược cơ thể, trầm cảm kéo dài, mất ý thức, hay gặp phải các ảo giác, động kinh, đột quỵ.
Biểu hiện của từng loại giang mai
Giang mai tim mạch: Xuất hiện muộn hơn giang mai thần kinh, sau khoảng từ 10 đến 35 năm kể từ giai đoạn 1. Giang mai tim mạch gây ra hiện tượng phình mạch rất nguy hiểm.
Củ giang mai: Trung bình xuất hiện vào năm thứ 15 kể từ khi mắc bệnh. Lúc này trên cơ thể người bệnh xuất hiện các củ gôm có hình cầu, màu đỏ, chúng phát triển dần, làm hoại tử da để lại sẹo xấu. Nếu các củ gôm nổi lên tại các tổ chức quan trọng của cơ thể như dây thần kinh, tĩnh mạch, não bộ… nếu không điều trị sớm có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?
Bệnh giang mai ở các giai đoạn cuối gây ra rất nhiều tổn thương cho sức khỏe của người bệnh như bại liệt, suy tim, mất trí nhớ, đột quỵ, điếc, mù lòa, thần kinh không ổn định… thậm chí có thể khiến người bệnh phải tử vong nếu như không được chăm sóc y tế tốt.
Nam giới bị giang mai có thể lây truyền sang cho bạn tình của mình. Người phụ nữ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai có thể lây sang cho thai nhi khiến thai nhi tử vong từ trong bụng mẹ, hoặc nếu được sinh ra thì sức khỏe và thể chất cũng rất kém phát triển.
Nếu người bệnh phát hiện ra bệnh giang mai sớm, trong những giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi là rất cao.Ngược lại nếu bệnh đã diễn biến đến giai đoạn cuối thì không thể chữa khỏi bệnh triệt để nữa. Các phương pháp áp dụng chủ yếu là làm giảm sự phát triển để bảo vệ tính mạng của người bệnh.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bệnh giang mai ở nữ giới
Bệnh giang mai ở nữ giới bao gồm nhiều biến chứng huy hiểm và có thể gây ra các ảnh hưởng đến hậu môn hoặc thai nhi. Giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra và chủ yếu lây lan qua con đường tXem chi tiết
-
Bệnh giang mai ở nam giới
Bệnh giang mai ở nam giới do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra và lây nhiễm chủ yếu qua còn đường tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. Giang mai có 4 giai đoạn phát triển và kéo...Xem chi tiết
-
Cách phát hiện bệnh giang mai
Bệnh giang mai có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và nếu được điều trị từ những giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh có tỷ lệ khỏi tận gốc rất cao. Để người bệnh có thể phát...Xem chi tiết